Đặc sắc văn hóa cưới hỏi của người Nhật BảnThời gian đăng:

nếu bạn từng tới du lịch nhật bản hay làm việc công tác ở nhật bản rồi thì sẽ thấy mình thật may mắn khi được mời đến dự buổi lễ cưới Nhật Bản, vì người Nhật chỉ mời bạn bè, thân thiết và gia đình họ đến dự tiệc cưới. Người Nhật rất kỹ tính, tỉ mỉ và yêu cầu cao, vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu trước về các phong tục tập quán đó, để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có.



1.  Nhanh chóng trả lời phản hồi khi được mời dự đám cưới của người Nhật Bản

Khi bạn được mời đám cưới ở Nhật thì nên trả lời chính xác và nhanh chóng là bạn có tới dự được ko để họ còn đặt bàn và số lượng, vì họ rất tiết kiệm nên sẽ đặt sát số bàn và số lượng khách chứ không đặt thừa. Trong trường hợp mà bạn có việc đột xuất không tới dự được thì phải báo ngay cho người chủ bữa tiệc để tránh bị đánh giá là thất hứa, là thiếu lịch sự.

2. Tiền mừng cưới

Cũng tương đối giống Việt Nam, số tiền mừng cưới phụ thuộc vào mức độ thân thiết với cô dâu, chú rể. Trong trường hợp là người thân và họ hàng thân thiết thì tiền mừng dao động trong khoảng  50.000 – 100.000 Yên. Bạn bè, đồng nghiệp: 20.000 -30.000 Yên

Tiền mừng cưới phải là số lẻ không chia đôi được, cần tránh những trường hợp liên tưởng đến sự chia đôi, cắt đứt, phân ly… dù ngày nay nhiều người đã thoáng hơn trong những vấn đề này.

Nếu gửi quà cưới thì giá trị của quà cưới tặng cô dâu – chú rể cũng phải tương đương với phần tiền mừng, để tránh sự đánh giá từ phía gia chủ.

3.  Thiệp mừng cưới



Trong món quà cưới hay phong bao tiền mừng cưới bạn nên đặt thiệp mừng, thiệp gì thì lại phụ thuộc vào giá trị món quà cũng như tiền mừng. Thiệp mừng phải gấp theo hướng từ trái qua phải, phía dưới chồng lên phía trên với ý nghĩa chúc cho cuộc sống của cặp vợ chồng mới cưới luôn hạnh phúc, may mắn, thiệp mừng đặt trong miếng vải lụa gấp hình bao thư để thể hiện sự lịch sự và sang trọng của người mừng cưới.

4.  Một số lưu ý khác

-    Không được đội nón khi đi dự tiệc cưới.
-    Mang đồng hồ khi dự tiệc được coi là thất lễ vì bị cho là chú ý đến thời gian hoặc mong về sớm.
-    Khi nâng ly chúc mừng không đc làm vỡ ly và phải uống cùng cô dâu, chú rể thể hiện sự vui mừng cho đôi vợ chồng.

Ngoài ra, để chia sẻ hạnh phúc của đôi vợ chồng, cô dâu, chú rể sẽ tổ chức buổi tiệc thứ 2 chỉ dành cho đồng nghiệp và bạn bè không có sự góp mặt của gia đình. Trong bữa tiệc thứ 2 này thay vì tiền mừng mọi người sẽ góp tiền để chi trả buổi tiệc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
tour du lịch Nhật bản mùa thu © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top